Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thùy Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
2 tháng 10 2017 lúc 10:00

Câu 1:

Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:

- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.

- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.

- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2:

Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.

Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.

Câu 3:

Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Câu 4:

Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.

Câu 5:

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

Câu 6:

Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.

Bình luận (0)
my yến
25 tháng 3 2018 lúc 20:26
Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

Bố cục:

- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Lời giới thiệu của tác giả về hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân.

- Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Vẻ đẹp của Thúy Vân.

- Phần 3 (mười sáu câu thơ còn lại): Vẻ đẹp, tài năng thiên phú của Thúy Kiều.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:

- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.

- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.

- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2:

Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:

Vân xem trang trng khác vi, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài n nang. Hoa cười, ngc tht, đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.

Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.

Câu 3:

Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:

Kiu càng sc so mn mà, So b tài sc li là phn hơn:

"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Câu 4:

Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.

Câu 5:

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

Câu 6:

Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.

Luyện tập

(Học thuộc lòng đoạn thơ)

Ý nghĩa - Nhận xét

- Về nội dung:

→ Học sinh cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp "mười phân vẹn mười" của hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân

→ Học sinh thấy được cảm hứng nhân văn ở tác giả Nguyễn Du qua dự cảm về kiếp tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.

- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị đặc sắc trong ngòi bút của Nguyễn Du: bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp con người.

Bình luận (0)
Võ Bình Minh
Xem chi tiết
Nguoi Ay
8 tháng 8 2017 lúc 9:07

Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sư hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật.

Câu 2: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh được gợi tả trong tám câu thơ tiếp:

- Phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh)

- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:

+ Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.

+ Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu.

+ Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.

Câu 3:

Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời giant hay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: "tà tà", "thanh thanh", "nao nao" không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ "nao nao" như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ.

Câu 4:

Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.

Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo.

Bình luận (0)
my yến
25 tháng 3 2018 lúc 20:28
Soạn bài: Cảnh ngày xuân

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:

- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp.

- Phần 2 (tám câu thơ tiếp theo): Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.

- Phần 3 (sáu câu thơ cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sư hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật.

Câu 2: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh được gợi tả trong tám câu thơ tiếp:

- Phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh)

- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:

+ Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.

+ Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu.

+ Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.

Câu 3:

Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời giant hay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: "tà tà", "thanh thanh", "nao nao" không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ "nao nao" như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ.

Câu 4:

Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.

Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo.

Luyện tập

Câu 1 (trang 87 SGK):

+ Nguyễn Du đã tiếp thu ý tưởng từ câu thơ câu thơ cổ Trung Quốc để miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Bức tranh mùa xuân ở hai câu thơ hiện lên với những nét vẽ tương đồng với nhau:

→ Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la, ngút ngàn (cỏ thơm liền với trời xanh - cỏ non xanh tận chân trời).

→ Cành lê với những bông hoa lê trắng điểm xuyết.

+ Sự sáng tạo của Nguyễn Du so với cổ nhân thể hiện tập trung ở câu thơ thứ hai.

→ Ở câu thơ cổ Trung Quốc chỉ đơn thuần là miêu tả lại trên cành lê nở mấy bông hoa.

→ Câu thơ "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" của Nguyễn Du đặc biệt nhất mạnh vào bút pháp chấm phá điểm xuyết. Trọng tâm trong bức tranh của Nguyễn Du chính là những bông hoa lê trắng giữa nền xanh bao la của đất trời. Tác giả đã sử dụng phép đảo ngữ, đặt động từ "điểm" lên trước cụm danh từ "một vài bông hoa".

Câu 2 (trang 87 SGK): Học thuộc lòng đoạn thơ

Ý nghĩa - Nhận xét

- Qua đoạn trích, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, lễ hội ngày xuân tươi đẹp trong sáng.

- Đồng thời, học sinh phân tích được những giá trị nghệ thuật thể hiện qua từ ngữ và bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của đại thi hào Nguyễn Du.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 11 2017 lúc 16:03

- Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có câu tả cảnh:

Êm đềm trướng rủ màn che

Tác giả sử dụng hình ảnh tự nhiên để ước lệ và khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật chính Thúy Vân, Thúy Kiều

→ Đây là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.

Với đoạn trích Cảnh ngày xuân:

- Các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cảnh lê trắng điểm, Ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, phong cảnh có bề thanh thanh…

- Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về

Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều

Bình luận (0)
GIAO
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 11 2017 lúc 9:54

a. Mở bài.

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích;

- Cảm nhận chung về đoạn trích.

b. Thân bài.

* Bốn câu đầu.

- Vẻ đẹp chung của hai chị em.

- Nhịp điệu, hình ảnh được lựa chọn theo bút pháp ước lệ cổ điển “ Mai cốt cách.... mười phân vẹn mười” hoa, tuyết ước lệ cho người phụ nữ, người đẹp.

Hình mảnh mai, sắc rực rỡ, hương quý phái. Tinh thần trắng trong, tinh khiết, thanh sạch. Hai vế đối nhau, câu thơ trở nên tao nhã gợi cảm. Âm điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự đối xứng làm nổi bật vẻ đẹp cân đối hoàn hảo của hai chị em.

* 16 câu tiếp theo:

- Vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều.

- Bốn câu tả Thúy Vân.

+ Hình ảnh: Khuôn mặt đầy đặn, cân đối phúc hậu, suối tóc óng như mây, điệu cười, giọng nói đoan trang, làn da sáng hơn tuyết.

Tác giả miêu tả Thúy Vân toàn vẹn bằng những nét ước lệ hình ảnh ẩn dụ thích hợp, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu cười giọng nói, mái tóc, làn da. Kì diệu hơn Nguyễn Du vừa miêu tả nhan sắc đã cho thấy ngay số phận an bài hạnh phúc của nhân vật.

- 12 câu tả Kiều.

+ Số lượng câu chứng tỏ Nguyễn Du dùng hết bút lực, lòng yêu mến vào nhân vật này. Lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là thế nhưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tươi thắm, hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo “nghiêng nước, nghiêng thành”

- Trích dẫn: Thơ

- Nhận xét: Kiều đẹp tuyệt đối,

- Phân tích: bằng nghệ thuật ước lệ, tác giả điểm xuyết một đôi nét dung nhan khiến Thúy Kiều hiện lên rạng rỡ :

   + “làn thu thủy”: đôi măt trong xanh như nước mùa thu gợi cảm mà huyền ảo.

   + “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tươi xanh mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tươi trẻ.

- Phân tích: phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thể hiện thái độ của thiên nhiên với Kiều. Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu nhường còn với vẻ đẹp của Kiều “hoa ghen”, “ liễu hờn” thể hiện sự đố kị.

- Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc” tạo sự súc tích, có sức gợi lớn làm bật vẻ đẹp có sức hút mạnh mẽ

* Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn tượng mạnh, một trang tuyệt sắc.

- Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà Kiều còn rất đa tài: Tài đánh đàn, Soạn nhạc: khúc “ bạc mệnh oán” (Tâm hồn đa sầu, đa cảm, phong phú. Khúc nhạc dự đoán cho số phận đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này).

- So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn phong phú hơn.

- Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng dự đoán số phận đã thể hiện quan niệm “ thiên mệnh” của nho gia, thuyết tài mệnh tương đố” của Nguyễn Du.

- Nét tài hoa của Nguyễn Du bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật tả người ở đoạn thơ.

- Bút pháp nghệ thuật có tính truyền thống của thơ văn cổ nhưng ông đã vượt lên được cái giới hạn đó. 16 câu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều gần như đầy đủ vẻ đẹp của người phụ nữ theo quan niệm xưa: Công – dung – ngôn – hạnh. Tài ấy thể hiện cả ở tả tình, tâm hồn của nhân vật và dự báo số phận nhân vật.

* Đức hạnh và phong thái của hai chị em Kiều.

- Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lưu” khuôn phép, đức hạnh mẫu mực.

- Đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều đồng thời khép lại toàn đoạn trích khiến nó thêm chặt chẽ với tác phẩm, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc mệnh.

- Cách miêu tả: giới thiệu chính xác số phận từng nhân vật.

Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như chở che bao bọc cho chị em Kiều – 2 bông hoa vẫn còn trong nhụy.

* Nhận xét chung về nội dung, nghệ thuật.

c. Kết bài:

Khẳng định vẻ đẹp trong sáng thanh cao của chị em Thuý Kiều. Nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình, tình cảm yêu quý trân trọng của tác giả dành cho Vân, Kiều.

Bình luận (0)
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
my yến
25 tháng 3 2018 lúc 20:14
Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:

- Phần 1 (mười hai câu thơ đầu): cảnh Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh.

- Phần 2 (hai mươi hai câu thơ còn lại): Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Mười hai câu đầu đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân. Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh. Nàng gọi Thúc Sinh là "Người cũ" mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là "cổ nhân" mang sắc thái trang trọng. Với nàng dù có "Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân" cũng chưa dễ xứng với ơn nghĩa nặng của Thúc Sinh. Trong khi nói với Thúc Sinh. Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố "Sâm Thương" cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Còn lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc "Kẻ cắp bà già gặp nhau", "Kiến bỏ miệng chén" với những từ Việt dễ hiểu: hàng động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Câu 2:

Những lời đầu tiên của Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến:

Thot trông nàng đã chào thưa: "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"

Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời "càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều". Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!

Câu 3:

Thế nhưng Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao":

Hon Thư hn lc phách xiêu Khu đầu dưới chiếu, liu điu kêu ca. Rng: "Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình..."

Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã "hồn lạc phách xiêu", Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định "ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà", Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã "làm ơn" cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt... Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ "hồn lạc phách xiêu" chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.

Câu 4:

Rốt cuộc, người thua trong cuộc đấu trí, đấu khẩu đó lại chính là Thuý Kiều. Bằng chứng là khi nghe xong những lời "bào chữa" của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã xuôi lòng mà tha bổng cho mụ, không những thế lại còn khen: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" và tự nói với mình rằng: "Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen".

Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lô gích của tác phẩm. Đoạn "báo ân" với Thúc Sinh đã cho thấy: dù thế nào đi nữa, nàng vẫn là người phụ nữ đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa. Một người phụ nữ như thế, thật khó có thể đối đầu được với một kẻ gian ngoan, quỷ quyệt như Hoạn Thư.

Câu 5:

Qua đoạn trích có thể thấy Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đến ơn xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ. Còn với Hoạn Thư, nàng kiên quyết trừng phạt. Nhưng trước thái độ khôn ngoan kêu ca "đến mực, phải lời", Kiều đã tha bổng. Nàng tha Hoạn Thư cho thấy Kiều là người không hẹp hòi, không nhỏ nhen, không cố chấp. Sự rộng lượng của nàng càng làm cho người ta, kể cả Hoạn Thư – kẻ thù, phải tâm phục, khẩu phục.

Hoạn Thư là một người phụ nữ nham hiểm và hết mực khôn ngoan.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 109 SGK): Những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

+ Thúy Kiều:

→ Có yêu, có ghét rõ ràng, lúc thì rất ôn hòa, lúc lại rất cương quyết, cứng rắn: Nàng trả ơn đền nghĩa cho Thúc Sinh, ngược lại trừng phạt Hoạn Thư - người đã từng có tội với nàng.

→ Tuy nhiên, mọi hành động của Thúy Kiều đều dựa trên nguyên tắc đạo lý: nàng là người thấu hiểu đạo lý, nên mới đền ơn cho người đã cưu mang mình, đồng thời tha tội cho Hoạn Thư bởi nàng thấu hiểu cho phận đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.

+ Hoạn Thư:

→ Trước sau Hoạn Thư đều là người khôn ngoan, mưu kế. Dù run sợ trước lời buộc tội của Kiều nhưng vẫn khôn khéo đưa ra được lời biện minh để thoát tội cho bản thân, lợi dụng lòng đồng cảm của Thúy Kiều: Về tình cảm riêng, tuy vẫn rất yêu quý tài năng của Thúy Kiều nhưng cảnh chồng chung thì ai nào chịu được, nên thói ghen tuông cũng là thường tình.

Ý nghĩa - Nhận xét

- Qua đoạn trích, học sinh thấy được nét tính cách nhất quán trong hai nhân vật Thúy Kiều va Hoạn Thư.

- Cảm nhận được nội dung tư tưởng của đoạn trích: đoạn trích thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

- Học sinh phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong ngồi bút xây dựng tính cách nhân vật trông qua ngôn ngữ đối thoại của tác giả Nguyễn Du.

Bình luận (0)
Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Liên
Xem chi tiết